Bên cạnh da dầu thì tình trạng da khô cũng khiến nhiều bạn phải đau đầu mỗi khi thay đổi thời tiết hay ngồi lâu trong máy lạnh. Có cách nào để chăm sóc da khô hiệu quả? Hãy cùng tham khảo bài viết này để có câu trả lời, bạn nhé!
Da khô có đặc điểm như thế nào?
Da khô, trong y học gọi là Xerosis, đây là loại da rất dễ bị thiếu độ ẩm ở lớp ngoài cùng, dẫn đến bong tróc, sần sùi và thiếu thẩm mỹ.
Một số nguyên nhân khiến da bị khô bao gồm:
- Một số bạn có cơ địa bẩm sinh thuộc loại da khô, dễ bị mất độ ẩm.
- Sự thay đổi thời tiết, chuyển mùa khiến cho làn da dễ bị mất nước.
- Mỹ phẩm chứa cồn, xà phòng đậm đặc làm cho da dễ bị mất nước và thô ráp.
Trên đây là 3 yếu tố phổ biến khiến cho da bị khô. Sau khi xác định được nguyên nhân, bạn có thể dễ dàng tìm biện pháp để chăm sóc da khô hiệu quả, phục hồi làn da mềm mại, mịn màng. Dưới đây là một vài gợi ý dành cho những bạn da khô, mời bạn tham khảo.
Một số lưu ý khi chăm sóc da khô
Bất kỳ lứa tuổi, nam hay nữ đều có thể xuất hiện tình trạng da khô. Đây không phải vấn đề gì quá nghiêm trọng xảy ra với làn da. Nhưng nếu không biết cách chăm sóc sẽ khiến da bị nứt nẻ, tổn thương càng nặng hơn.
Sau đây là một vài lưu ý giúp chăm sóc da khô tốt hơn:
Sử dụng tinh dầu dừa
Đây là một sản phẩm rất tốt trong việc giảm sự thô ráp, bong tróc, giúp làn da khô trở nên mềm mại, mịn màng hơn. Hơn nữa, dầu dừa rất an toàn, nên có thể sử dụng được cho những vùng da nhạy cảm ở môi và xung quanh mắt.
Hạn chế tắm nước quá nóng
Nếu để ý, bạn sẽ thấy sau khi xông hơi hoặc tắm nước nóng, làn da có xu hướng bị mất nước nhiều hơn bình thường. Chính vì vậy, bạn nên hạn chế xông hơi và tắm nước quá nóng. Ngoài ra, sau khi xông mặt bạn cũng nên sử dụng các sản phẩm cấp ẩm ngay.
Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà
Một trong những nguyên nhân khiến da khô là do môi trường bị thiếu độ ẩm, vì vậy, sử dụng máy tạo độ ẩm là rất cần thiết trong việc chăm sóc da khô. Theo các chuyên gia của Đại học Y Harvard, độ ẩm trong nhà ở mức 60% sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng da khô hiệu quả.
Ví dụ: Nếu thường xuyên ngồi trong phòng máy lạnh thì bạn nên thường xuyên sử dụng xịt khoáng, son dưỡng và kem chăm sóc da tay. Vào mùa lạnh, bạn nên dùng kem dưỡng ẩm có công dụng mạnh và giữ ấm cho làn da
Trên đây là một số lưu ý giúp bạn chăm sóc tốt hơn cho làn da dễ bị khô và mất độ ẩm của mình. Hình thành thói quen chăm sóc da như trên, làn da của bạn sẽ không còn bong tróc, sần sùi và thô ráp nữa.
Dùng mặt nạ bổ sung độ ẩm nhanh chóng, giảm tình trạng da khô
Ngoài việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da khô, bạn có thể thường xuyên đắp mặt nạ để bổ sung độ ẩm cho da. Không nhất thiết phải mua các loại mặt nạ giấy tốn kém, bạn có thể làm những mặt nạ từ các nguyên liệu sẵn có ở nhà. Một trong số đó là mặt nạ từ quả bơ và ca cao.
Nguyên liệu để làm mặt nạ gồm có quả bơ, ca cao và mật ong. Trong đó, quả bơ và ca cao có tác dụng kích thích sản sinh Collagen, giúp da căng mọng và tươi trẻ. Còn mật ong vốn nổi tiếng với khả năng dưỡng ẩm và chăm sóc da khô vô cùng hiệu quả.
Cách thực hiện mặt nạ
- Cho phần thịt của 2 quả bơ vào một cái tô lớn, dùng muỗng hoặc dụng cụ nghiền nát.
- Thêm vào tô 1 muỗng canh mật ong, 2 muỗng canh bột ca cao, rồi trộn đều hỗn hợp.
- Xoa đều hỗn hợp lên da mặt và massage trong khoảng 20 phút.
- Rửa mặt lại bằng nước ấm.
Bạn có thể đắp mặt nạ quả bơ và cacao 2 – 3 lần/tuần để bổ sung độ ẩm cho làn da. Ngoài ra, trước khi ngủ bạn có thể bôi thêm dầu dừa như một loại kem dưỡng ẩm tự nhiên để ngăn tình trạng da mất nước vào ban đêm. Chỉ cần siêng chăm sóc mỗi ngày, bạn sẽ sở hữu làn da mịn màng không tì vết đấy.
Làn da không chỉ đại diện cho diện mạo bên ngoài của bạn, mà còn là “hàng rào” ngăn chặn vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào cơ thể. Bạn hãy áp dụng những bí quyết chăm sóc da khô trên đây để làn da lúc nào cũng mịn màng, mềm mại và xinh đẹp bất ngờ. Đừng quên chia sẻ cho những người bạn cũng đang gặp tình trạng da khô sần để cả hội cùng xinh đẹp nhé!
Xem thêm:
- Bật mí các cách trị nẻ mặt cho da an toàn, hiệu quả tại nhà
- Bật mí cách vệ sinh da mặt để có làn da mềm mại
- Giải đáp từ A – Z: Tẩy trang nhiều lần trong ngày có tốt không?
Bình luận